1. Home
  2. Blog
  3. Công trình thuỷ lợi là gì? Phân loại và phân cấp Công trình thuỷ lợi

Bài viết hôm nay giúp định nghĩa chuẩn về Công trình thuỷ lợi theo Luật Thuỷ Lợi năm 2017. Bên cạnh đó là cách phân loại và phân cấp chính xác trong từng trường hợp cụ thể. Bắt đầu thôi!

Định nghĩa công trình thuỷ lợi

Theo Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2017, định nghĩa về công trình thủy lợi được quy định rõ tại Khoản 3, Điều 2 như sau:

Công trình thủy lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng thủy lợi, bao gồm:

Hồ chứa nước, đập, tràn xả lũ, cống, kênh, trạm bơm, trạm tưới tiêu nước, giếng khai thác nước, công trình chuyển nước, công trình điều tiết, phân phối nước, công trình bảo vệ bờ, đê điều và các công trình phụ trợ khác phục vụ cho hoạt động thủy lợi.

Tác dụng của công trình thuỷ lợi

1. Cung cấp nước cho nông nghiệp, sinh hoạt và công nghiệp

Công trình thủy lợi đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hệ thống tưới tiêu phục vụ trồng lúa và các cây trồng cạn. Nhờ vào các hồ chứa, đập, kênh mương và trạm bơm, nước được điều tiết hiệu quả đến từng vùng canh tác, giúp nâng cao năng suất và ổn định mùa vụ.

2. Phòng chống thiên tai và điều tiết lũ

Một trong những tác dụng quan trọng của công trình thủy lợi là phòng chống thiên tai, đặc biệt là lũ lụt và hạn hán. Các đập ngăn nước, hệ thống đê điều và trạm bơm tiêu thoát nước giúp giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ, bảo vệ an toàn cho người dân và tài sản.

Vào mùa khô, công trình thủy lợi góp phần chống hạn và giữ nước tưới tiêu, giúp duy trì sản xuất ổn định. Đồng thời, tại vùng ven biển, hệ thống cống và đê bao còn có chức năng ngăn mặn xâm nhập, giữ ngọt cho vùng đồng bằng.

3. Thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội

Công trình thủy lợi là nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Nhờ ổn định nguồn nước, người dân có thể đa dạng hóa sản xuất, phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái và giao thông đường thủy.

4. Bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu

Công trình thủy lợi có vai trò tích cực trong việc bảo vệ hệ sinh thái nướccân bằng môi trường tự nhiên. Việc duy trì dòng chảy ổn định giúp giảm tình trạng xâm thực, sạt lở và suy giảm chất lượng nước. Nhờ đó, các vùng đất ngập nước, hệ sinh thái rừng ngập mặn và động – thực vật thủy sinh được bảo tồn.

Phân loại công trình thuỷ lợi

Điều 4 Nghị định 67/2018/NĐ-CP về phân loại công trình thủy lợi quy định như sau: 

1. Đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt

2. Đập, hồ chứa nước lớn 

3. Đập, hồ chứa nước vừa 

4. Đập, hồ chứa nước nhỏ

5. Trạm bơm

6. Cống

7. Hệ thống dẫn, chuyển nước

8. Đường ống

9. Bờ bao thủy lợi

10. Hệ thống công trình thủy lợi

Cụ thể về từng loại hình công trình thuỷ lợi như sau:

Đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt

Đập hồ chứa nước phải thuộc một trong các điều kiện sau:

a) Đập có chiều cao từ 100 m trở lên hoặc đập của hồ chứa nước quy định tại điểm b, điểm c Khoản này;

b) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 1.000.000.000 m3 trở lên;

c) Hồ chứa nước có dung tích từ 500.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3 mà vùng hạ du đập bị ảnh hưởng là thành phố, thị xã hoặc có công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;

Danh sách đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt được mô tả ở phụ lục 1, cụ thể như sau:

DANH MỤC ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC QUAN TRỌNG ĐẶC BIỆT

Dưới đây là hình ảnh cụ thể của 3 hồ, đập chứa nước quan trọng đặc biệt.

công trình thuỷ lợi hồ tả trạch
Hồ Tả Trạch Thừa Thiên Huế
Hồ Dầu Tiếng Tây Ninh
Hồ Cửa Đạt
Hồ Cửa Đạt Thanh Hoá

Đập, hồ chứa nước lớn

Đập hồ chứa nước phải thuộc một trong các điều kiện sau:

a) Đập có chiều cao từ 15 m đến dưới 100 m hoặc đập của hồ chứa nước quy định tại điểm c Khoản này;

b) Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và chiều dài đập từ 500 m trở lên hoặc đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và có lưu lượng tràn xả lũ thiết kế trên 2.000 m3/s;

c) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 3.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3, trừ hồ chứa quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này.

Đập, hồ chứa nước vừa

Đập hồ chứa nước phải thuộc một trong các điều kiện sau:

a) Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m hoặc đập của hồ chứa nước quy định tại điểm b Khoản này, trừ đập quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này;

b) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 500.000 m3 đến dưới 3.000.000 m3.

Đập, hồ chứa nước nhỏ

Đập, hồ chứa nước nhỏ là đập có chiều cao dưới 10 m hoặc hồ chứa nước có dung tích toàn bộ dưới 500.000 m3.

Trạm bơm

Trạm bơm được phân loại như sau: 

a) Trạm bơm lớn là trạm bơm có tổng lưu lượng từ 72.000 m3/h trở lên;

b) Trạm bơm vừa là trạm bơm có tổng lưu lượng từ 3.600 m3/h đến dưới 72.000 m3/h hoặc trạm bơm nhỏ nhưng có công suất động cơ mỗi tổ máy từ 150 KW trở lên;

c) Trạm bơm nhỏ là trạm bơm có tổng lưu lượng dưới 3.600 m3/h.

trạm bơm
Trạm bơm Yên Nghĩa

Cống

Cống được phân loại như sau: 

a) Cống lớn là cống có tổng chiều rộng thoát nước:

Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 30 m trở lên;

Đối với vùng còn lại từ 20 m trở lên.

b) Cống vừa là cống có tổng chiều rộng thoát nước:

Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 10 m đến dưới 30 m;

Đối với các vùng còn lại từ 5 m đến dưới 20 m.

c) Cống nhỏ là cống có tổng chiều rộng thoát nước:

Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long dưới 10 m;

Đối với các vùng còn lại dưới 5 m.

Hệ thống dẫn, chuyển nước

a) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng lớn là công trình có các thông số:

Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng từ 100 m3/s trở lên hoặc có chiều rộng đáy kênh từ 50 m trở lên;

Đối với các vùng khác có lưu lượng từ 50 m3/s trở lên hoặc có chiều rộng đáy kênh từ 25 m trở lên.

b) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng vừa là công trình có thông số:

Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng từ 10 m3/s đến dưới 100 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 10 m đến dưới 50 m;

Đối với các vùng khác có lưu lượng từ 5 m3/s đến dưới 50 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 5 m đến dưới 25 m.

c) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng nhỏ là công trình có các thông số:

Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng dưới 10 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh dưới 10 m;

Đối với các vùng khác có lưu lượng dưới 5 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh dưới 5 m.

Kênh, mương

Đường ống

Đường ống được phân loại như sau:

a) Đường ống lớn là đường ống dẫn lưu lượng từ 3 m3/s trở lên hoặc có đường kính trong từ 1500 mm trở lên;

b) Đường ống vừa là đường ống dẫn lưu lượng từ 0,25 m3/s đến dưới 3 m3/s hoặc có đường kính trong từ 500 mm đến dưới 1500 mm;

c) Đường ống nhỏ là đường ống dẫn lưu lượng dưới 0,25 m3/s hoặc có đường kính trong dưới 500 mm.

Bờ bao thuỷ lợi

Bờ bao thuỷ lợi được phân loại thành 3 cấp như sau: 

a) Bờ bao lớn là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích từ 10.000 ha trở lên;

b) Bờ bao vừa là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích từ 500 ha đến dưới 10.000 ha;

c) Bờ bao nhỏ là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích dưới 500 ha.

bờ bao thuỷ lợi

Hệ thống công trình thuỷ lợi

Hệ thống công trình thuỷ lợi cũng được chia thành 3 cấp như sau:

a) Hệ thống công trình thủy lợi lớn là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 20.000 ha trở lên;

b) Hệ thống công trình thủy lợi vừa là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 2.000 ha đến dưới 20.000 ha;

c) Hệ thống công trình thủy lợi nhỏ là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát cho diện tích tự nhiên dưới 2.000 ha.

Phân cấp công trình thuỷ lợi

Theo 3 Điều 16 Luật Thủy lợi 2017 quy định về phân loại và phân cấp công trình thủy lợi như sau:

Cấp công trình thủy lợi được xác định theo quy mô, nhiệm vụ, điều kiện địa chất nền và yêu cầu kỹ thuật xây dựng công trình, bao gồm công trình thủy lợi cấp đặc biệt, công trình thủy lợi cấp I, công trình thủy lợi cấp II, công trình thủy lợi cấp III và công trình thủy lợi cấp IV.

Theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP, điều chỉnh và giải thích bổ sung cho Luật Thuỷ lợi 2017, quy định về phân cấp công trình như sau:

Các quy định đáng chú ý

Điều 2, khoản 10 Luật Thuỷ lợi 2017 quy định:

Chủ sở hữu công trình thủy lợi là cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.

Điều 3 Luật Thuỷ lợi 2017 nêu rõ các nguyên tắc trong hoạt động thuỷ lợi:

1. Phù hợp với nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước; thống nhất theo lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, kết hợp theo đơn vị hành chính, phục vụ đa mục tiêu.
2. Bảo đảm lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước và phát triển bền vững kinh tế – xã hội.
3. Chủ động tạo nguồn nước, tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu, thoát nước giữa các mùa và vùng; bảo đảm yêu cầu sản xuất, sinh hoạt theo hệ thống công trình thủy lợi, lưu vực sông, vùng và toàn quốc.
4. Sử dụng nước tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, đúng mục đích; bảo đảm số lượng, chất lượng nước trong công trình thủy lợi.
5. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi; huy động sự tham gia của toàn dân trong hoạt động thủy lợi.
6. Tổ chức, cá nhân được sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và phải trả tiền theo quy định của pháp luật; bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản trước những tác động bất lợi trong quá trình xây dựng và khai thác công trình thủy lợi.

 

Kết luận

Hi vọng sau bài viết này bạn đã hiểu thêm nhiều về công trình thuỷ lợi chuẩn theo Pháp luật nhà nước Việt Nam. Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ quay video time lapse bằng camera chuyên nghiệp, hãy liên hệ với Timelapse SEA ngay!

Share this content to your social media now!