Tìm hiểu tất tần tật về chứng chỉ chỉ huy trưởng công trình
Chỉ huy trưởng công trình là vị trí quan trọng của dự án xây dựng, đại diện cho nhà thầu thi công, chịu trách nhiệm tổ chức thi công trực tiếp tại công trường. Chứng chỉ chỉ huy trưởng là chứng chỉ hành nghề bắt buộc phải có, theo quy định tại điều 76, nghị định 15/2021/NĐ-CP. Trong bài viết hôm nay hãy cùng chúng tôi đi sâu tìm hiểu về loại chứng chỉ này. Bắt đầu thôi!
Chứng chỉ chỉ huy trưởng công trình là gì?
Chứng chỉ Chỉ huy trưởng công trình là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân đủ điều kiện đảm nhiệm vai trò Chỉ huy trưởng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đây là một loại chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực xây dựng.
Điều kiện cấp chứng chỉ nghiệp vụ chỉ huy trưởng
Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề Chỉ huy trưởng công trình xây dựng (thường gọi tắt là “chứng chỉ Chỉ huy trưởng công trình”) được quy định rõ trong Thông tư 04/2022/TT-BXD và Nghị định 15/2021/NĐ-CP
Trình độ/Bằng cấp chuyên môn
Bạn phải có bằng tốt nghiệp thuộc một trong các ngành/chuyên ngành sau:
Kỹ thuật xây dựng (dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi…)
Quản lý xây dựng
Kiến trúc
Hoặc các ngành liên quan đến lĩnh vực thi công xây dựng.
Kinh nghiệm thực tế
Hạng chứng chỉ | Bằng cấp tối thiểu | Kinh nghiệm tối thiểu | Yêu cầu công trình đã chỉ huy |
---|---|---|---|
Hạng I | Đại học | Tối thiểu 7 năm | Ít nhất 1 công trình cấp I hoặc 2 công trình cấp II |
Hạng II | Đại học / Cao đẳng | Tối thiểu 5 năm với đại học, 7 năm với cao đẳng | Ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III |
Hạng III | Trung cấp | Tối thiểu 5 năm | Ít nhất 1 công trình cấp III trở lên |
Đọc thêm: Hướng dẫn phân cấp công trình xây dựng
Thi sát hạch cấp chứng chỉ
Để có thể trở thành Chỉ huy trưởng công trình, cá nhân cần phải được cấp chứng chỉ hành nghề, quy định tại điều 76, nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ hành nghề, bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 01 Phụ lục IV Nghị định này;
b) 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm và tệp tin ảnh có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
c) Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp;
Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;
d) Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng, gia hạn chứng chỉ hành nghề;
đ) Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai;
e) Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài;
g) Bản sao kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
h) Các tài liệu theo quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.
Ai cấp chứng chỉ chỉ huy trưởng công trình?
Hiện nay, chứng chỉ hành nghề xây dựng được cấp theo hình thức thi sát hạch năng lực, do:
Bộ Xây dựng (cấp chứng chỉ hạng I)
Sở Xây dựng các tỉnh/thành phố (cấp chứng chỉ hạng II, III)
Việc tổ chức thi được giao cho các Trung tâm sát hạch hoặc các đơn vị được ủy quyền. Các đơn vị được kể tên dưới đây thường phối hợp với Sở Xây dựng/Bộ Xây dựng để tổ chức kỳ thi chứ không tự ý cấp chứng chỉ.
Viện Kinh tế xây dựng – Bộ Xây dựng
Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ Xây dựng (IEMC)
Công ty CP Giáo dục và Đào tạo EduBuild
Viện quản lý và phát triển Châu Á (AMDI)
Hội Kỹ sư Xây dựng Việt Nam (VSE)
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM
Viện Đào tạo và Bồi dưỡng Quản lý TP.HCM (IMT)
Trung tâm Kiểm định và Sát hạch nghề nghiệp (thuộc Hội Xây dựng TP.HCM)
Công ty CP Đào tạo Việt Xây
Phạm vi hoạt động của các hạng chứng chỉ
Phạm vị hành nghề của Chỉ huy trưởng cũng được quy định tại Điều 74, Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
a) Hạng I: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với tất cả các công trình thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thuộc lĩnh vực công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường;
b) Hạng II: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình từ cấp II trở xuống thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thuộc lĩnh vực công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường;
c) Hạng III: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình cấp III, cấp IV thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thuộc lĩnh vực công trình đã tham gia thi công xây dựng.
Kết luận
Hi vọng sau bài viết này bạn đã hiểu chi tiết về chứng chỉ chỉ huy trưởng công trình. Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ quay video time lapse bằng camera chuyên nghiệp, hãy liên hệ với Timelapse SEA ngay!